Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

CHỮA BỆNH SUY TIM

Bài tập chữa bệnh suy tim


Khi bạn bị bệnh chức năng cơ tim suy yếu, dẫn đến nhiều triệu chứng như hẹp hay hở van tim, nhịp chậm, yếu, không đều, hay do thấp nhập cơ tim dẫn đến huyết áp bất ổn, vì hệ thần kinh chỉ đạo cơ tim bị phong thấp làm cho bế tắc, hoặc sai lệch hiệu lệnh chỉ đạo cơ năng. Bạn có thể sử dụng khí công dưỡng sinh để tự chữa bệnh cho chính mình. Nếu ai hợp với phương pháp thần học, thì việc tự chữa bệnh cho mình lại càng đơn giản và hiệu quả hơn.



Để bạn có thể điều khí trên cơ thể của chính mình, bạn cần tịnh tâm đến mức cảm nhận được cơ thể mình đang trong tình trạng nào. Muốn làm được điều này bạn cần dứt bỏ mọi tạp nhiễm trong tư tưởng, và tập trung hoàn toàn vào việc điều khí truy cập năng lượng vào cơ thể.



Trước hết bạn cần biết chính xác về đường kinh và mạch bạn cần khởi động, và dắt khí từ đâu để khai thông và ổn định những hệ thống thần kinh này. Để có những kiến thức đó, bạn hãy đọc qua sách về châm cứu.



Để việc chữa bệnh một cách chắc chắn về hiệu quả, bạn cần hiểu sơ qua về ngành khí công. Bộ môn khí công có nguồn gốc xuất phát từ tôn giáo, chẳng khác gì mấy với YOGA. Điều khác giữa khí công có xuất phát từ Trung Hoa với YOGA của Ấn Độ là góc độ tôn giáo, và tên gọi các điểm truy cập giao thoa năng lượng qua hệ tế bào thở ở mặt da, trên cơ thể con người.



YOGA xuất phát từ đạo phật ở Ấn Độ, lấy các luân xa làm điểm truy cập giao thoa năng lượng trong cơ thể con người với năng lượng ngoài vũ trụ để cân bằng năng lượng âm dương của con người.



Khí công xuất phát từ các đạo sỹ của Trung Hoa, vì đặc thù công việc và chuyên ngành tu luyện tiếp âm nhiều, nên phát sinh bộ môn khí công, và qua nhiều đời lưu truyền trên nhân gian thì sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Những đạo sỹ chuyên bắt tà chữa bệnh thì luyện một kiểu, người học võ thì luyện một kiểu, vì luyện tập khí công không những có thể chữa bệnh mà còn để gia tăng nội lực, sức khỏe tột bực, những người tu luyện tới tầng cao còn có thể phát sinh giác quan trong chuyên nghành công việc, cũng như đời sống mưu cầu.



Việc chữa bệnh bằng phương pháp luyện tập khí công là hình thức hoàn thiện hệ thần kinh chỉ đạo cơ năng. Bằng cách điều khí chạy trên hệ thống thần kinh trên cơ thể, và truy cập năng lượng khí điện mang tính âm hoặc dương, tùy thuộc theo nhu cầu cần thiết của cơ thể từ ngoài vũ trụ vào, để khai thông hoặc điều chỉnh âm dương cho lượng khí cân bằng.



Huyệt đạo chính của khí Công không có giao diện lớn như các luân xa của YOGA, nhưng lại nằm trên hệ thống kinh mạch và tác động chi phối tới cơ quan tạng phủ ở nhiều tính lý, theo lý thuyết của nền y học cổ truyền Trung Hoa, và ăn khớp với Kinh Dịch, mang nặng nền triết học hoàn thiện của phương đông.



Chính vì vậy bộ môn Nhân Điện khi phát sinh đã sử dụng luân xa làm chính, nhưng vẫn phải dùng hệ thống kinh mạch và huyệt đạo của y học cổ truyền Trung Hoa làm nền tảng, để phát triển và điều tiết năng lượng. vì bộ môn Nhân Điện có nguồn gốc từ YOGA + KHÍ CÔNG hợp lại mà thành.



Trong Y học cổ truyền Trung Hoa thì hệ thống đường kinh lạc ví như dòng suối dẫn năng lượng giao thoa với vũ trụ qua các huyệt đạo, từ các tế bào thở mặt da, chảy vào các mạch chính trên cơ thể, được ví như những dòng sông. Nếu âm dương trong cơ thể cân bằng thì đồng nghĩa với sự hoạt động hiệu quả và thông thoáng của hệ thống kinh mạch. Ngược lại, âm dương mất cân bằng, chức năng cơ thể bị sai lệc, thì là do những hệ thống thần kinh này bị bế tắc hay sai lệch chức năng, mới phát sinh sự mất cân bằng đó, dẫn đến bệnh tật .



Để chữa bệnh suy tim, các bạn hãy tập như sau:



Các bạn hãy vô thức vứt bỏ mọi tạp nhiễm trong đầu, và để an toàn và hiệu quả trong luyện tập, cần niệm khẩu quyết tâm pháp trong tư tưởng như sau:

( con xin vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế Độ mệnh cho con trong luyện tập dưỡng sinh chữa bệnh )





Bài tập này là để dưỡng sinh cho toàn bộ cơ thể trước khi tác động trực tiếp vào hệ thần kinh cơ tim:



Các bạn hãy tưởng tượng mình đang ngồi dưới ánh mặt trời, mặc dù bạn đang ngồi bất cứ nơi đâu, và ắnh sáng mặt trời do bạn tưởng tượng ra đó, thẩm thấu vào cơ thể của bạn, từ đầu thấm dần xuống toàn thân. Ánh sáng thẩm thấu đến đâu bạn sẽ cảm nhận thấy sự thông thoáng nhẹ nhõm tới đó, và nơi nào ánh sáng không thẩm thấu triệt để được thì nơi đó khí huyết của bạn vốn không lưu thông được bình thường, nói một cách khác bệnh do bế tắc từ đó mà ra.



Việc điều khí kích thích vào dệ thống thần kinh cơ tim thực tế rất dễ, nhưng định dạng nguyên nhân mất cân bằng trên cơ địa của chính mình cần có thời gian và kiến thức, mới triệt được tận gốc của bệnh được. Còn nếu ta không tìm hiểu gốc phát sinh sự mất cân bằng trên cơ thể, mà ta kích thích vào HTTKC tim có được hiệu quả bao nhiêu thì lại bị tái hồi sự bế tắc mất cân bằng trở lại bấy nhiêu, bởi gốc bệnh do tâm thận sai lệc, mà tâm thận lại do tâm thần chủ đạo.Nên điều này rất khó đối với người ít hiểu biết về y học cổ truyền trung hoa cùng chiết học phương đông.



Chính vì vậy tôi phải cho tập bài điều dưỡng toàn thân để khi phác đồ điều trị mà người luyện tập tự lựa chọn qua kiến thức của chính mình chưa chuẩn mực, thì bệnh cũng thuyên dảm từ từ bằng cách dưỡng sinh toàn cơ thể.



( có một số người bị mắc bệnh do số mệnh căn cơ, thì ngoài việc tập luyện dưỡng sinh chữa bệnh, uống thuốc, còn cần đến việc cầu cúng tôn giáo của gốc đạo do tiên tổ lưu truyền mới có hiệu quả cao ).





KÍCH THÍCH VÀO THẦN KINH CƠ TIM:



Để kích thích trực tiếp vào hệ thống thần kinh chỉ đạo cơ tim, các bạn hãy mở huyệt bách hội dắt năng lượng khí điện chạy dọc cột sống ( mạch đốc ) cả mạch trong lẫn ngoài cột sống tới huyệt đại trùy thì bơm khí từ đỉnh đầu xuống cho thật căng để năng lượng tỏa ra thẩm thấu ra trước ngực, kế tiếp là thân trụ, và thần đạo cũng vậy. Đến khi nào bạn thấy khí tràn vào khắp cơ tim và phổi toàn bộ vùng ngực thông thoáng thì dắt tiếp xuống mệnh môn và dẫn khí vào đan điền để khí tụ ở đan điền, bởi đan điền là bể khí điều hòa toàn bộ cơ thể.

Bước kế tiếp là tự kích thích sự hoạt động của kinh phế, kinh tâm, kinh tâm bào, kinh thận, kinh bàng quang cùng một lúc. Việc này chưa quen thì thấy rất khó vì phải định vị các đường kinh trên cơ thể mình, nhưng làm vài lần là ý thức sẽ hình thành và quen thuộc đối với các bạn ngay.

Khi kích thích các đường kinh, các bạn chỉ cần tưởng tượng những đường kinh đó rung dật, là các huyệt đạo trên những đường kinh đó sẽ tự mở để truy cập năng lượng vào cơ thể.




DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA GIÚP CÁC BẠN THAM KHẢO ĐỂ LỰA CHON PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RIÊNG VỀ BÊNH SUY TIM:



Đại cương

Tim suy mạn còn gọi là Suy tuần hoàn kinh diễn, là trạng thái cơ tim bị bệnh hoặc cơ năng của tim không điều hòa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, bệnh về động mạch phổi và một số bệnh toàn thân như Thận, Nội tiết.... YHCT xếp loại bệnh này vào loại Tâm Thận dương khí suy yếu. Trước đây người ta cho rằng bệnh ở tạng Tâm không thể dùng châm cứu chữa trị, thậm chí còn cấm dùng châm. Hiện nay, người ta nhận thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim và đã góp phần giải quyết bệnh này.


Nguyên nhân

Chủ yếu do dương khí của Tâm và Thận suy. Dương Khí của Tâm suy yếu làm cho sự vận hành của máu bị trở trệ. Dương khí của Thận suy làm cho chức năng thu nạp khí kém, khí hóa thất thường, thủy thấp ngưng trệ, gây ra phù, hồi hộp...



Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

1. Tâm dương (trái) suy: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, hô hấp khó khăn, tinh thần mỏi mệt, uể oải, sắc mặt xanh tím, móng tay nhạt, ho khạc ra máu hoặc khạc ra đờm bọt có lẫn máu, màu rỉ sắt, sợ lạnh, tay chân mát, hay chóng mặt, ngủ không yên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

2. Tâm phải suy, khí trệ huyết ứ: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, tĩnh mạch nở lớn, gan sưng to, không muốn ăn uống, muốn nôn, tiểu ít, toàn thân phù, móng tay tím, môi và chất lưỡi cũng có màu tím, mạch Trầm, Tế Sáp hoặc K ết.



Điều trị

TRANG 1 CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ: Alzheimer

ĐIỀU TRỊ THEO ĐÔNG Y Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

Do Can khí uất kết kèm đờm trệ: Dễ tức giận, Tâm phiền, uất ức, không · muốn nói, hông sườn đầy tức, đau, lưỡi bẩn, rêu lưỡi dầy, nhớt, mạch Hoạt.

ĐIỀU TRỊ: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, hoá đờm. Châm Bá hội, Tứ thần thông, Thái xung, Tam âm giao, Phong long. (Bá hội, Tứ thần thông khai khiếu, tỉnh thần, tăng trí nhớ; Thái xung sơ Can, giải uất; Tam âm giao hoạt huyết, hoá ứ; Phong long thấm thấp, hoá đờm). Châm lâu ngày, có thể thay đổi dùng các huyệt trên đầu sau đây: Thượng tinh, Tiền đỉnh, Hậu đỉnh, Cách du, Can du, Hồn môn, Tỳ du. Hoả thịnh dùng Hành gian thay Thái xung, thêm Hiệp khê. Huyết hư thêm Cách du, Can du; Tỳ hư thêm Túc tam lý ; Hông sườn đau thêm Chương môn. Can Thận âm hư kèm đờm trệ: Bệnh kéo dài, chóng mặt, đầu váng tê và rung · chân tay, trí nhớ giảm, chậm chạp, mắt không còn thần (dại), da mặt kém tươi, mồ hôi trộm, da khô, tức giận bất thường, run hoặc co rút cơ. Nặng hơn thì không đi lại được, có khả năng liệt nửa người, khó nói, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Tế Sác.

ĐIỀU TRỊ: Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, hoá đờm. Can du, Thận du, Chí thất, Tứ thần thông, Bá hội, Tam âm giao, Phong long. (Can du, Thận du, Chí thất dưỡng Can Thận, chấn tinh, ích trí. Cứu Tứ thần thông, Bá hội dẫn âm lên tuỷ hải, khai khiếu, ích trí. Tam âm giao hoạt huyết, hoá ứ; Phong long táo thấp, hoá đờm). Tỳ hư thêm Túc tam lý; Âm hư hoả vượng thêm Dũng tuyền; Đầu váng, chóng mặt thêm Phong trì; Họng khô, táo bón thêm Chiếu hải, Chi câu; Mắt mờ thêm Ấn đường. Mồ hôi trộm thêm Âm khích. Hay giận dữ thêm Hành gian. Tỳ Thận dương hư kèm đờm trệ: Di chuyển chậm, mất trí nhớ lẫn nhân · cách, nói khó, nặng hơn thì không nói được, không suy nghĩ gì được, nói lộn xộn, mất trí nhớ, tê chân tay, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Hoạt Tế, Sáp.

ĐIỀU TRỊ: Ôn Thận, kiện Tỳ, hoá đờm, tán ứ. Tỳ du, Thận du, Chí thất, Tứ thần thông, Bá hội, Tam âm giao, Phong long. (Tỳ du, Thận du, Chí thất ôn Thận, kiện Tỳ, tăng nguồn hoá sinh trí nhớ; Tứ thầnTRANG 2 thông, Bá hội đưa dương lên bể tuỷ, khai khiếu, ích trí; Tam âm giao hoạt huyết, hoá ứ; Phong long táo thấp, hoá đờm). Chóng mặt thêm Phong trì; Ù tai thêm Thính hội, Nhĩ môn; Mệt mỏi, thiếu sức thêm Túc tam lý; Mắt mờ thêm Ấn đường; Dễ tức giận thêm Hành gian. Tâm Tỳ đều hư: Lẫn lộn, không phân biệt được, buồn sầu, hay khóc, trầm tư, · nói khó, đi đứng chậm, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, không có sức, hồi hộp, sợ hãi, hơi thở ngắn, biếng ăn, lưới nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Nhược.

ĐIỀU TRỊ: Dưỡng Tâm, kiện Tỳ, an thần, ích trí. Tâm du, Cách du, Tỳ du, Chí thất, Bá hội, Tứ thần thông. (Tâm du, Cách du, Tỳ du dưỡng Tâm Tỳ, tăng trí nhớ; Chí thất bổ tuỷ hải, tăng trí nhớ; Bá hội, Tứ thần thông dẫn khí lên tuỷ hải, khai khiếu, ích trí (tăng trí nhớ). Can dương thượng cang: Nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, mắt đỏ, bứt rứt, ngủ · không ngon giấc, ngủ hay mơ, lưỡi cứng, khó nói, tê tay chân, khó cử động miệng và mắt, liệt nửa người, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, nhờn, mạch Tế Sác.

ĐIỀU TRỊ: Bình can, tiềm dương, tỉnh thần, khai khiếu. Bá hội, Tứ thần thông, Phong trì, Tam âm giao, Huyền chung. (Bá hội, Tứ thần thông, Phong trì bình Can, tiềm dương, tỉnh thần, khai khiếu; Tam âm giao, Huyền chung tư âm chế dương, ích Can Thận, bình Can). Táo bón thêm Chiếu hải, Chi câu. Nước tiểu đỏ thêm Âm lăng tuyền; Hông sườn đau thêm Thái xung; Bứt rứt không yên thêm Đại lăng; Mặt đỏ, mắt đỏ, bứt rứt không yên thêm Hành gian; Khó ngủ, ngủ hay mơ thêm Đại lăng). Tâm hoả vượng: Đau đầu, bứt rứt, mặt đỏ, môi đỏ, khó ngủ, ngủ hay mơ, nói · năng lẫn lộn, nói cười huyên thuyên, lo âu, không phân biệt thân quen, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, nhất là đầu lưỡi, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.


ĐIỀU TRỊ: Thanh Tâm, tả hoả, an thần. Thông lý, Đại lăng, Bá hội, Tứ thần thông. (Thông lý, Đại lăng thanh Tâm, tả hoả, trọng trấn, an thần; Bá hội, Tứ thần thông an thần, khai khiếu). Đầu đau thêm Đầu duy, Thái dương, Ấn đường (Thông thiên). Bứt rứt nhiều, khó ngủ, hay mơ châm ra máu Lao cung, Thiếu xung. Nói xàm, cử động vô ý thức châm ra máu Lao cung và Thiếu xung. Suy nghĩ lung tung, lo âu châm ra máu Ẩn bạch. Nước tiểu vàng thêm Trung cực. Miệng và họng khô thêm Chiếu hải. Đờm trọc che lấp thanh khiếu: Nặng đầu, da mặt vàng bủng, phù thủng, mệt · mỏi, ngủ mê mệt, thở khò khè, nói năng lẫn lộn, không phân biệt được tốt xấu, vui buồn lẫn lộn, không chú ý đến sự hiện diện của người khác, khạc nhổ đờm, bụng đầy trướng. Nặng hơn thì mất cảm giác, không thể tự làm những công việcTRANG 3 của riêng mình (ăn uống, tiêu tiểu...), lưỡi nhạt, nhờn, mạch Hoạt, Nhu.

ĐIỀU TRỊ: Kiện Tỳ, hoá đờm, tỉnh não, khai khiếu. Bá hội, Tứ thần thông, Phong trì, Túc tam lý, Phong long, Âm lăng tuyền. (Bá hội, Tứ thần thông, Phong trì làm nhẹ đầu, tỉnh não, khai khiếu; Túc tam lý kiện Tỳ để ngừa thấp trọc đình trệ; Âm lăng tuyền thấm thấp; Phong long hoá thấp). Đờm ngăn trở thêm Trung quản. Bụng đầy trướng thêm Lương môn, Trung quản; Mệt mỏi không có sức thêm Túc tam lý; Ngủ nhiều thêm Tam gian; Nói khó, nói lẫn lộn thêm Thông lý; Vui buồn thất thường thêm Thần môn, Ẩn bạch.

ĐIỀU DƯỠNG Hướng dẫn người bệnh tập luyện để giữ càng lâu càng tốt những hoạt động tối · thiểu trong đời sống hàng ngày như dùng gậy khi di chuyển, cầm đũa, muống... Các chuyên viên về thần kinh đều thống nhất là bệnh nhân Alzheimer không mất · hoàn toàn khả năng hiểu biết, vì vậy việc tập luyện ở người cao tuổi để kích thích trí tuệ rất quan trọng.


Đức Minh

Xin cầu chúc tất cả các bạn có tâm tu luyện được thành công

Không có nhận xét nào: