Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

PHONG THỦY DƯƠNG TRẠCH - ÂM TRẠCH

thanhocphuongdong.com » PHONG THỦY- BẤT ĐỘNG SẢN



PHONG THỦY DƯƠNG TRẠCH - ÂM TRẠCH

11.02.2010 13:42


Theo Đức Minh thì phong thủy âm trạch và dương trạch khác nhau ở chỗ, dương trạch là dành cho người đang sống, và âm trạch là dành cho người đã chết.

Về lý thuyết để sắp đặt phong thủy dương trạch thì tiêu chí nằm trọng tâm giải quyết nhu cầu thỏa mãn của gia chủ đang sinh sống là chính, nhưng còn phần âm trạch thì lại rất trừu tượng sâu xa.

Thực tế theo quan điểm sống gửi thác về thì thể xác chỉ là nơi tạm chú của linh hồn mà thôi. Khi con người chết đi thể xác thối rữa, còn linh hồn trở về với vũ trụ bao la.

Việc sử lý xác chết của con người từ cổ sưa đã được nhân loại thực hiện theo những nghi lễ tập tục tôn giáo địa phương. Và dòng chảy của thời gian đã lưu truyền phát triển những nghi lễ tập tục của người sưa đến xã hội văn minh của chúng ta ngày nay.
Việc nghi lễ tế tự người đã chết cũng như ướp xác, hay chôn cất lưu giữ di cốt của người đã chết được thực hiện ở đại đa số con người từ cổ sưa đến nay thường theo tập tục tôn giáo của địa phương, với mục đích tâm linh. Với giá trị của việc chăm lo cho người đã chết qua lăng mộ mồ mả, cúng dỗ tế tự, thực tế rất hiệu quả đến cuộc sống sức khỏe và nhiều góc độ trong đường đời của một con người .

Và sự duy tâm của người phương đông chúng ta hoàn toàn có lý từ cổ sưa đến nay, không ai phản bác nổi trước nhiều trường hợp người đã chết nhập hồn vào người đang sống. Và nếu ai đã từng tu luyện qua bộ môn Thần Học Phương Đông thì sẽ hiểu sát thực mọi vấn đề về người âm tác động chi phối đến sức khỏe và trí tuệ của người đang sống ra sao.

Hiện tại bây giờ thường mọi người vẫn làm những nghi lễ cúng tế theo đúng tập tục văn hóa của địa phương, nhưng Đức Minh đã từng thử nghiệm dò hỏi kiến thức của một số người về ý nghĩa của việc họ làm như cúng dỗ, rồi tại sao lại gọi là tiết thanh minh thăm nom mồ mả thì 90% không hiểu. Thực tế về ngày dỗ thì cổ nhân đã dùng danh từ dỗ dành để phản ánh lên bản chất của nghi lễ người đang sống dỗ dành người đã chết đã quá rõ. Và tại sao lại gọi là tiết thanh minh, thực tế rất đơn giản là hầu như bất cứ ai đầu xuân đi thăm mồ mả cũng thanh minh trước hồn người đã chết, nào là cả năm bận rộn thế này thế khác...v...v... bây giờ mới thăm hồn được.

Về phần phong thủy âm trạch là danh từ chung để phản ánh lên khí và nước ngầm dưới lòng đất, dương trạch phản ánh về khí và nước trên mặt đất lộ dương. Về phần mồ mả lăng mộ để lưu giữ được hài cốt được lâu bền theo quan niệm của một số lớn người phương đông thì bắt buộc phải sử dụng đến kiến thức thuật học âm trạch kỳ môn.

Tại sao lại gọi phong thủy âm trạch là kỳ môn, là bởi vì những người thầy phong thủy có đủ trình độ để đặt và thiết lập về phong thủy âm trạch, ai cũng phải tu luyện pháp thuật đến đẳng cấp thượng thừa, mới có đủ khả năng và giá trị để làm thầy về âm trạch. Thầy phong thủy về âm trạch phải đủ khả năng phát hiện dò tìm thủy mạch, khí mạch, huyệt mạch, hay ít nhất cũng phải tìm được đất dưỡng xương cốt để đặt mộ mới là thầy thứ thiệt, chứ ba thứ phương hướng hay thế đất chưa đủ nhu cầu của người nhờ thầy, nhất là vào thời nay muốn kiếm được long huyệt còn khó hơn lên trời. Mạch dưới lòng đất thì bị khoan phá đóng cọc đứt tá lả.

Việc xây nhà ( lăng mộ ) cho người đã chết thực tế từ sưa đến nay hoàn toàn là để thể hiện sự quan tâm của người đang sống với linh hồn người đã chết. Linh thiêng là ở vong hồn của con người chứ không phải ở xác chết ( di cốt ). Sự sống sau cái chết cũng là một xã hội mang mầu sắc tôn giáo - văn hóa - văn minh của những người đang sống.

Cái khác chẳng qua là ở một dịnh dạng khác với sự sống vật chất thực tại mà thôi. Vì linh hồn hoàn toàn tồn tại ở một dạng tinh khí mang bản chất sóng từ tông tin. Có thể tác động chi phối ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe con người đang sống. Nên con người bao đời vẫn bắt buộc phải ứng sử cho đúng mực với cõi tâm linh, để bảo vệ và xây dựng cuộc sống an - khang - thịnh - vượng, của con người.

Còn về lĩnh vực dương trạch nói chung, và phong thủy nhà ở, nhà xưởng, văn phòng...v...v...nói riêng, thì hiện tại ứng dụng theo sách cổ của trung hoa không còn hợp nữa bởi kiến trúc thời nay, đã hoàn toàn khác thời cổ sưa, hiện giờ không còn mấy ai thực hiện theo kiến trúc cổ.

Đặt phong thủy dương trạch thời hiện đại phải dùng những kiến thức hiện đại để nghinh đón sinh khí cho gia chủ cậy nhờ. Phòng ngủ đầu tiên phải quan tâm đến vấn đề tâm sinh lý của chủ phòng, bởi điều đó ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của gia chủ.

Phòng ăn và bếp phải đặt theo người chủ của cái bếp chủ của nồi cơm trong nhà chứ không thể khuôn thước theo cổ truyền, bởi thời sưa đàn bà không có giá trị gì về mọi lĩnh vực quyền lực từ trong nhà đến ngoài xã hội, nhưng nay đã khác.

Phòng khách cùng nơi thờ tự là chốn trọng địa mà người đàn ông nắm giữ trong cương vị chủ soái của một gia đình, thì nơi này phải đặt theo người đàn ông chủ của gia đình.

Trong phong thủy dương trạch vấn đề âm lý chi phối tác động đến cuộc sống con người thực sự nhiều hơn thế cục và hình tướng của không gian. Chẳng hạn như cổ xưa lưu truyền lại những phép đặt phong thủy theo âm lý như treo một đôi đũa cả trên cửa ra vào phía trong gian phòng khách để thể hiện cái lý của người dương với người âm bao đời về quan điểm cơm gạo áo tiền, và tương tự như vậy là những phép như treo một cái thớt và một con dao tại những đường đi của nhân khí, chẳng qua cũng để hiệu chỉnh tư tưởng của âm giới...v...v...

Còn những phép để trấn ác xạ khi đối ngõ, đối cổng, đối cửa hoặc nặng nhất là cửa nhà bị đường đi lối đi của con người chạy thẳng vào, thì thường bắt buộc phải dùng sinh khí của sinh vật sống để chấn chỉnh ngăn chặn ác khí như cách sử dụng song long ( một đôi cá rồng đã trưởng thành để trấn ).

Phòng khách u ám thiếu sinh khí, thì dùng cửu tiên để dụ khí quần tụ ( 9 con cá Thần Tiên ).

Còn những phép dùng tượng hình để chấn theo căn cơ số mệnh, theo đặc thù công việc của gia chủ, chẳng hạn như những người làm quan hay binh nghiệp thì dùng da hổ, da báo, ngà voi, hay tượng của những vị anh hùng được chăm họ kính trọng để gia tăng sinh khí tâm linh uy quyền...v...v...

Đối với Người kinh doanh thì việc tâm linh giúp gia tăng trí tuệ, gia tăng phúc lộc, cơ duyên trong làm ăn kinh tế ảnh hưởng từ vấn đề di truyền nòi giống, từ phong thủy âm trạch ( từ lăng mộ mồ mả tiên tổ ông bà, hay thân nhân trong gia tộc ) rất nhiều.

Có những dòng họ thì phát văn, có những dòng họ thì phát võ, nhưng có những dòng họ chẳng phát được gì mặc dù mồ mả tiên tổ ông bà được người đang sống quan tâm rất chu đáo, nhưng vấn đề đó thì rất ít sảy ra, bởi người trần gian quan tâm cậy nhờ đến tâm linh tiên tổ họ hàng thân thuộc, nhưng vì kiến thức của người chăm lo mồ mả lăng mộ tiên tổ quá ít.

Và đôi khi kiến thức dù có đi chăng nữa nhưng vì những quan điểm bất đồng hay cố chấp của người trần hoặc từ phía vong nhân, mà khiến người âm không giúp hoặc chơi sỏ người thân ruột thịt gây tổn hại đến người trần. Khiến người trần sống bất đắc chí, mặc dù chăm lo mồ mả, rồi cúng, rồi lễ mãi, mà vẫn không đón nhận được sự đáp lại từ tâm linh tiên tổ theo ý nguyện.

Ngoài những điều đó còn một lý do của sự bất toại ý của người chăm lo mồ mả cúng dỗ ông bà tiên tổ đó là bản chất tài năng cùng lẽ sống của vong hồn được cúng lễ chăm lo không có khả năng về làm việc phúc đức, tài giỏi về làm ăn kinh tế, mà hồn thiêng khi sống làm người chỉ giỏi và mang bản chất ác nhân ác tính, giỏi hại người chứ không giỏi giúp người, giỏi phá hoại chứ không giỏi xây dựng, giỏi tiêu tiền chứ không giỏi kiếm tiền. Thì lấy đâu khả năng để giúp người chăm lo mồ mả cúng dỗ mình phát tài kiếm tiền.

Người sưa có câu : ( sống khôn thác thiêng ) sống có khôn thì thác mới thiêng, chứ khi sống làm người còn ngu đần dốt nát, thì khi chết về với cõi âm thiêng làm sao được.

Cũng có những người sống khôn thác thiêng. Nhưng vì khi sống gây quá nhiều tội lỗi với đời, gây thù chuốc oán quá nhiều, thì dù con cháu có cúng dỗ tận tình chu đáo, cũng không giúp nổi con cháu, mặc dù hồn thiêng rất muốn giúp con cháu mình, nhưng sợ bản thân hồn mà giúp con cháu thì con cháu hồn sẽ lại bị gánh chịu hậu quả của những ân oán do hồn đã gây ra, bị kẻ thù chuốc họa, trả thù.

Đó là chưa nói đến vấn đề tôn giáo chung của dân tộc nòi giống. Những dòng họ càng lớn thì tâm linh tôn giáo trong dòng họ càng mạnh. Con cháu cúng dỗ chăm lo mồ mả ông bà nhiều mà tôn giáo truyền thống của dòng họ không làm đúng chuẩn mực, thì cũng chẳng khác gì cảnh người trần gian chăm lo cho ông bà tiên tổ ngồi trong ngục tù của tâm linh tôn giáo dân tộc. ( ví như cảnh người trần gian : con cái chăm nuôi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm hành tội ).

Ông bà có thương con cháu đến mấy, nhưng không có đủ điều kiện để giúp con cháu thoát khỏi những họa hại xuất phát từ tâm linh dân tộc giống nòi. Bởi tinh túy của dân tộc giống nòi vốn nằm ở văn hóa truyền thống tôn giáo của dân tộc.

Đó là chưa nói đến tình trạng người trần gian mang sự di truyền nặng nề của người mẹ, họ mẹ, nhưng chỉ quan tâm chăm lo mồ mả cúng dỗ họ cha ( nội tộc ) chứ không biết để cúng dỗ chăm lo mồ mả của họ mẹ.

Bởi theo văn hóa cổ truyền từ xưa đến nay thì chỉ cúng dỗ họ cha, chứ không mấy ai lại đi cúng dỗ họ mẹ. Đôi khi có người hiểu biết về vấn đề này, nhưng cũng không có được vị chí và tư cách để có thể đứng ra để cúng dỗ và chăm lo xây dựng mồ mả lăng mộ của họ mẹ.

Vì góc độ quan niệm chung của người trần từ xưa đến nay, nên họ nhà mẹ hầu như không bao giờ cho cháu ngoại hoặc con gái một cái quyền hạn gì về vấn đề mồ mả cúng dỗ.

Người xưa có câu :

( con gái giống cha dầu ba đụi - con trai giống mẹ khốn vô cùng ).

Điều này đã bao đời từ xưa đến nay đã tạo ra những số phận bế tắc không đường hướng giải quyết về mặt số phận tâm linh. Nhưng đối với Đức Minh thì chuyện này không còn là bế tắc. Mà để giải quyết vấn đề này đối với Đức Minh lại hết sức đơn giản, đôi khi lật ngược lại cả ván cờ định mệnh. Biến cái dủi trở thành cái may, biến điều hung trở thành việc cát. Biến cái họa trở thành cái phúc không hề khó trong trường hợp này.

Chẳng hạn như bản thân Đức Minh hiện tại, chỉ lo việc cầu siêu cho linh hồn của tiên tổ ông bà nội ngoại của bản thân, chứ không cúng cầu chăm lo lăng mộ mồ mả của ông bà tiên tổ như những gia đình người thường khác. Một phần là do Đức Minh hiểu quá rõ về việc tâm linh, hiểu quá rõ về sự linh thiêng nằm ở linh hồn của người đã khuất, chứ nắm xương khô chẳng có thiêng gì, mà chỉ là di cốt tồn tại của người đã chết, là cái để người âm mượn những bộ xương của họ để nhìn và đánh giá về sự quan tâm của người trần gian với hồn thiêng, và đáp lại bằng bản chất cá tính thiện ác của họ theo luân lý và quan điểm lễ giáo, tập tục, mà người đã chết ôm ấp giới tính về tới thế giới sự sống sau cái chết của con người, và luôn chi phối tới sự sống của cháu con bằng cái lý của tình thân họ hàng ruột thịt.

Số phận của Đức Minh rơi vào cái thế và cảnh có cúng dỗ chăm lo lăng mộ mồ mả tiên tổ như mọi người, thì cũng không thể đạt được mục đích nghinh phúc từ tiên tổ ông bà, mà chỉ chuốc cái họa bởi một số nguyên nhân. Nên Đức Minh phải dùng cách cầu Trời xin Phật siêu độ cho tiên tổ ông bà nội ngoại của bản thân, để tỏ lòng hiếu thuận .

Và làm việc phúc đức cứu người giúp đời phát dương tôn giáo chính thống của đất Việt, để tiên tổ ông bà của Đức Minh đi đến bất cứ một cửa Phật cửa Thánh hay gia tộc nào, cũng được Phật Thánh cùng chăm họ ở cõi tâm linh đón chào trợ giúp, vì uy và tín đức của Đức Minh, đã dùng việc tạo phúc cho đời làm lợi cho đạo để thuyết phục Thế giới tâm linh con người.

Sơ qua là một số kinh nghiệm và hiểu biết của Đức Minh về phong thủy, ( tâm linh từ phong thủy ) xin đưa ra để đàm đạo san xẻ.
Rất mong được mọi người đánh giá đúng thiện ý của Đức Minh.


Đức Minh

Pháp chủ trung tâm nghiên cứu
Thần Học Phương Đông










Không có nhận xét nào: